Giấy can là sản phẩm đặc biệt trong lĩnh vực in ấn. Loại giấy này sở hữu đặc tính trong, ánh sáng có thể đi qua khá nhiều khi được chiếu sáng. Ngày nay, giấy can được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc và mỹ thuật. Để hiểu rõ hơn về giấy can là gì cũng như đặc điểm của loại giấy này, mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết mà In Đức Thành chia sẻ.
Giấy can là gì? Quy trình sản xuất
Tên gọi giấy “can” bắt nguồn từ tiếng Pháp là Papier Calque. Loại giấy in này có khả năng thấu quang cao hay hiểu một cách đơn giản thì chúng có thể cho một lượng lớn ánh sáng đi qua. Giấy can được sản xuất từ loại bột giấy ngâm hóa chất sodium bisulfite.
Quy trình sản xuất giấy can tương tự như giấy giả da gốc thực vật. Theo đó, chúng được tạo ra sau một quá trình lọc rất kỹ bột giấy trong quá trình đặc biệt là simili sunphua hóa. Các sợi giấy cũng được cán nát, thủy phân lâu trong nước mới có thể sử dụng. Một tờ giấy chất lượng tốt, không hồ và không phủ được ngâm trong một bể axit sunphuric để phân hủy xenlulo từng phần sang gelatin, amyloid và không thấm mỡ hoặc nước.

Giấy can có những loại nào?
Thông thường, giấy can sẽ được chia thành giấy can tự nhiên, giấy can màu và giấy can theo định lượng. Cụ thể như sau:
- Giấy can tự nhiên: Đây là loại giấy có màu trong tự nhiên, không tráng phủ.
- Giấy can màu: Là loại giấy được tráng phủ bởi lớp mực in với đủ loại màu sắc mang đến sự đa dạng cho người dùng khi lựa chọn sử dụng.
- Giấy can theo định lượng: Loại giấy này được phân loại dựa theo độ dày, tức là số lượng gram giấy trên m2 giấy. Các định lượng chủ yếu của giấy can hiện nay gồm: 43gms, 53gms, 63gms, 73gms, 83gms, 93gms… Mỗi định lượng của giấy sẽ được ứng dụng cho sản phẩm in ấn riêng.
Đặc điểm của giấy can là gì?
- Quá trình gia keo bề mặt của giấy có vai trò quyết định đến việc giấy thích hợp với kỹ thuật in thường hay in laser. Theo đó, nếu là giấy can chuyên dụng in laser cần yêu cầu gia keo bề mặt riêng biệt.
- Khác với giấy công nghiệp, giấy can không thấm mỡ, dầu.
- Bề mặt giấy mịn và bám mờ.
- Giấy can không có khả năng chống ẩm.
- Giấy can dễ bị nhàu.
- Giấy can có nhiều khổ giấy như: A3, A4, A2, A1, A0. Ngoài ra, giấy cũng có cả khổ cuộn với kích thước đa dạng từ 100 – 600mm.

Ưu – nhược điểm của giấy can
Dưới đây là một số ưu – nhược điểm của giấy can mà bạn có thể tham khảo thêm:
Ưu điểm:
- Nhờ có khả năng thấu quang cao nên giấy can có thể dùng để can lại các bản vẽ trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng một cách đơn giản, chuẩn xác.
- Giấy can được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật.
- So với các loại giấy in ấn khác, giấy can có giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp khi sử dụng.
- Giấy can không thấm dầu, mỡ bề mặt giấy láng mịn.
Nhược điểm:
- Giấy can dễ bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và nhiệt độ, do đó quá trình in ấn và bảo quản đòi hỏi sự cẩn thận.
- Khi in nhiệt độ cao trong công nghệ in offset giấy can dễ bị co lại.
- Khi sử dụng trong kỹ thuật in phun đầu nhận giấy can khó tiếp nhận để in ấn.
- Giấy dễ bị nhàu.
Tìm hiểu lý do vì sao giấy can có đặc tính trong
Sở dĩ giấy can có đặc tính trong là vì trong quá trình sản xuất, bột giấy sau khi được nghiền kỹ sẽ trải qua thêm công đoạn lọc. Điều này giúp bọt khí được tách ra, từ đó giúp tính chất của sợi cellulose nguyên thủy là trong suất. Từ đó giấy can có đặc tính trong và khả năng thấu quang.

Ứng dụng của giấy can trong đời sống
Ứng dụng phổ biến nhất của giấy can là trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng và khảo cổ. Nhờ đặc tính trong mà loại giấy này được dùng để can lại các loại bản vẽ một cách nhanh chóng, chuẩn xác. Giấy can không chỉ được sử dụng để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như thiệp mời, thiệp cưới, thêu thùa, may mặc mà còn là nguyên liệu phổ biến trong ngành in bao bì tại Hà Nội, giúp tạo ra các mẫu bao bì đơn giản, tinh tế và tiết kiệm chi phí.
Bên cạnh đó, một ứng dụng khác của giấy in là trong lĩnh vực in ấn. Giấy can được dùng để tạo ra các bản can trong việc chụp bản in. Tuy nhiên, so với các loại giấy in khác thì chất lượng của giấy can không tốt bằng, do đó loại giấy này chỉ dùng cho những sản phẩm in ấn đơn giản, không yêu cầu cao về chất lượng hình ảnh hay độ chính xác.

Khi in giấy can cần lưu ý gì?
Bên cạnh tìm hiểu giấy can là gì thì để đảm bảo chất lượng bản in, khi sử dụng giấy in trong từng kỹ thuật in bạn cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây!
Đối với in phun
- Nên dán đề can hoặc băng dính trắng lên mép của giấy can để đề phóng một số máy in không nhận.
- Tốt nhất nên in thử trước 1 bản để test mức độ nhận giấy của máy.
- Thời gian khô khá lâu, do đó sau khi in giấy cần được phơi khô trong tự nhiên.
Đối với in offset
- Để máy nhận tốt hơn bạn nên in giấy can theo dọc thớ của giấy.
- Nếu giấy bị ướt hoặc giấy sau khi in cần phơi khô tự nhiên trong thời gian dài.
- Bảo quản giấy can ở chỗ thông thoáng.
- Khi sử dụng giấy can trong in offset nên dùng loại mực in có độ pH từ 5.5 trở lên.
- Nếu sản phẩm có nhiều màu cần sử dụng máy in offset 4 màu.
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ in ấn chất lượng cao cho các dự án sử dụng giấy can, hãy tham khảo dịch vụ in offset tại Hà Nội của chúng tôi. Với công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến những sản phẩm in ấn sắc nét, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng, từ các bản vẽ kỹ thuật đến các ấn phẩm quảng cáo chuyên nghiệp.
Đối với in laser
Kỹ thuật in laser yêu cầu nhiệt độ cao, điều này sẽ làm giấy can đôi lúc bị co lại. Do đó, trong quá trình in bạn hãy thường xuyên kiểm tra để đổi lại giấy.

Ngoài ra, giấy can thường chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm, do đó bạn cần bảo quản giấy ở nơi khô thoáng, chỉ nên mở hộp giấy khi dùng. Độ ẩm lý tưởng của giấy can là từ 45 – 55%, nhiệt độ từ 18 độ đến 23 độ C.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được giấy can là gì cũng như các đặc điểm của loại giấy này. Nếu có nhu cầu in ấn các sản phẩm từ giấy can, quý khách hãy liên hệ với In Đức Thành để được tư vấn, hỗ trợ.
Bài viết liên quan
In Decal Nhựa Giá Rẻ, Chất Lượng Cao Tại Hà Nội
Trong lĩnh vực in ấn hiện đại, in decal nhựa đang dần trở thành lựa chọn phổ biến nhờ vào độ bền vượt trội và khả năng chống chịu với các yếu tố môi trường. Với chất liệu nhựa dẻo dai, khả năng chống thấm nước và chịu nhiệt tốt, decal nhựa không chỉ giúp…
Báo giá in catalogue theo yêu cầu [Cập nhật mới nhất]
Catalogue là công cụ tiếp thị không thể thiếu giúp doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ một cách chuyên nghiệp và ấn tượng. Tuy nhiên, để tối ưu chi phí và đảm bảo hiệu quả, việc tham khảo giá in catalogue trước khi đặt in là điều cần thiết. Bài viết dưới đây…
Bảng báo giá in phong bì giá rẻ tại Hà Nội chi tiết
In Đức Thành tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ in phong bì chất lượng cao với giá cả hợp lý tại Hà Nội. Chúng tôi cung cấp các bảng giá chi tiết cho các loại phong bì khác nhau, từ phong bì A6, A5, A4 cho đến dịch vụ in phong bì…
Báo giá in tờ gấp, tờ rơi A4, A5 chi tiết nhất
Xưởng In Đức Thành nhận in tờ rơi với nhiều mẫu mã và loại giấy… cho khách hàng nhiều lựa chọn. In Đức Thành sẽ có nhiều ưu đãi và mức giá chiết khấu lớn nếu như bạn có nhu cầu in với số lượng lớn Dưới đây là bảng báo giá cho quý khách…
Nên Dùng Catalog hay Catalogue? Các Loại Catalog Phổ Biến Hiện Nay
“In catalogue“ và “in catalog” khiến nhiều người phân vân khi lựa chọn. Để giúp bạn không còn lúng túng, In Đức Thành sẽ phân tích rõ về hai thuật ngữ này. Sự khác biệt giữa “Catalogue” và “Catalog” 1. Định nghĩa chung về “Catalogue” và “Catalog” Cả Catalogue và Catalog đều dùng để chỉ…
In Quyển Mẫu – In Catalogue Sàn Gỗ, Sàn Nhựa Chuyên Nghiệp
Xưởng In Đức Thành mang đến giải pháp in catalogue sàn gỗ chuyên nghiệp, từ sàn gỗ tự nhiên đến sàn nhựa giả đá, tất cả đều được thể hiện sống động trên chất liệu carton lạnh cao cấp. Thiết kế miễn phí, tiến độ đảm bảo, giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả trưng…