In ấn là gì? Các loại hình & sản phẩm của ngành in ấn

In ấn là lĩnh vực phổ biến với nhiều sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ in ấn là gì cũng như các loại hình thông dụng của ngành in. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về ngành in tại Việt Nam. 

In ấn là gì? Lịch sử ngành in ấn

Hiểu một cách đơn giản thì in ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu như vải, in bìa cứng, giấy, nilon… bằng loại mực in uv chuyên dụng. Thông thường, hoạt động in ấn được triển khai với số lượng lớn và ở quy mô công nghiệp. Đây là một trong những phần quan trọng trong ngành xuất bản. 

Lịch sử ngành in ấn đã có từ lâu đời. Vào năm 868 sau Công Nguyên ở Trung Quốc, sách đã xuất hiện dưới hình thức là các bản khắc gỗ. Đây được xem là hình thức sớm nhất của ngành in. Cũng theo các tài liệu nghiên cứu, in ấn đã xuất hiện ở Ai Cập vào khoảng thế kỷ IV và từ trước năm 220 TCN. Năm 1040 đánh dấu bước ngoặt lớn trong ngành in khi Bi Sheng đã sáng chế ra chữ in. Những con chữ này sau đó đã được sử dụng để in trong nhiều ấn phẩm. 

Vào năm 1430, máy in được phát minh bởi Johannes Gutenberg. Đây là bước nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, giúp ngành in ở khu vực này phát triển nhanh hơn. Với chiếc máy in này, người dùng có thể đưa một lượng lớn thông tin đến thế giới với chi phí thấp. Chiếc máy in của Johannes Gutenberg cũng được xem là nền tảng của nhiều loại máy in khác hiện đại hơn, tân tiến hơn về sau này. 

In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu khác nhau
In ấn là quá trình tạo ra chữ và tranh ảnh trên các chất liệu khác nhau

Các loại hình in ấn phổ biến nhất hiện nay

Bên cạnh in ấn là gì, không ít người vẫn thắc mắc về các loại hình in ấn thông dụng hiện nay. Dưới đây là một số hình thức in phổ biến và đang được ứng dụng rộng rãi nhất mà bạn có thể tham khảo! 

In offset

Đây là hình thức in mà hình ảnh, chữ viết được ép lên các tấm cao su hay còn được gọi là tấm offset trước, sau đó ép từ miếng cao su lên vật liệu cần in. Hình thức in offset cần phải tiến hành trên các loại máy in hiện đại thì mới có thể đáp ứng nhu cầu in nhanh và in với số lượng lớn. 

Công nghệ in offset hoạt động dựa trên nguyên lý của máy in uv phẳng. Các thông tin được thể hiện trên bản in có tính quang hóa từ đó tạo ra chất lượng hình ảnh chân thực nhất. Hiện nay, hình thức in ấn này được ứng dụng trong các lĩnh vực như: sách báo, tạp chí, in phong bì, túi giấy, danh thiếp, hóa đơn, in thiệp…

Kỹ thuật in offset
Kỹ thuật in offset

In lụa

Phương pháp in ấn này còn được biết đến với tên gọi khác là in lưới. In lụa được phát triển từ lâu và vẫn được ứng dụng phổ biến cho đến ngày hôm nay. Phương pháp in lụa được thực hiện dựa trên nguyên lý thẩm thấu mực. Theo đó, mực khi đưa vào khung in chỉ có một phần được thấm quá lưới in và in trên vật liệu cần in. Hiện nay, kỹ thuật in lụa được ứng dụng để in thẻ cào, in áo thun, áo đồng phục, in bao bì, bát đĩa, thiệp cưới…

Phương pháp in lụa được thực hiện dựa trên nguyên lý thẩm thấu mực
Phương pháp in lụa được thực hiện dựa trên nguyên lý thẩm thấu mực

In ống đồng

In ống đồng còn được gọi là in lõm, công nghệ in này sử dụng trục in được mạ đồng với độ dày khoảng 10 microns. Hình ảnh, chữ khi in sẽ được khắc sâu và nằm dưới bề mặt trục in còn phần tử không in nằm trên bề mặt trục in. Phương pháp này áp dụng nguyên lý hoạt động in lõm khá phức tạp, do đó yêu cầu người thực hiện phải có kinh nghiệm và thực hiện một cách tỉ mỉ. Hiện nay in ống đồng được ứng dụng để in catalogue, in ấn bao bì nhựa,  in bao bì đựng bánh kẹo, in tem…

In ống đồng còn được gọi là in lõm
In ống đồng còn được gọi là in lõm

In Flexo

In Flex cũng là một trong những kỹ thuật in ấn phổ biến hiện nay. Phương pháp in trực tiếp này hoạt động dựa trên nguyên lý cấp mực in và tạo ra hình ảnh. Theo đó, phần mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục kim loại có bề mặt khắc lõm. Nhờ đó, mực sẽ lọt vào để in lên vật liệu cần in. Hiện nay, công nghệ in Flexo được ứng dụng để in bao bì.  

Kỹ thuật in Flexo
Kỹ thuật in Flexo

In kỹ thuật số

In kỹ thuật số là hình thức in hiện đại dựa trên nền tảng kỹ thuật số và các hình ảnh được gửi trực tiếp đến máy in để in theo số lượng yêu cầu. Phương pháp này thường áp dụng cho in poster,…In kỹ thuật số hoạt động theo nguyên lý dựa vào sự tự động hóa của máy móc để đưa hình ảnh vào máy in. Từ đó máy in sẽ tự động phân tích, xử lý, pha màu và in ra sản phẩm một cách nhanh chóng. 

In kỹ thuật số là hình thức in hiện đại dựa trên nền tảng kỹ thuật số
In kỹ thuật số là hình thức in hiện đại dựa trên nền tảng kỹ thuật số

Các sản phẩm thông dụng nhất của ngành in ấn là gì?

Hiện nay, ngành công nghiệp in ấn ở nước ta phát triển mạnh mẽ kéo theo đó là sự ra đời của nhiều loại hình dịch vụ in ấn. Một số sản phẩm nổi bật của ngành in có thể kể đến như: sách, tạp chí, bao bì, poster, banner, in decal, bưu thiếp…

In sách

Sách, tạp chí, báo hay truyện, tiểu thuyết… đều là những sản phẩm thông dụng của ngành in. Tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của internet, sự ra đời của các thư viện sách điện tử đã phần nào ảnh hưởng đến dịch vụ in sách tại Hà Nội. Theo đó, số lượng sách in hàng năm đang có xu hướng giảm, điều này cũng khiến ngành in ấn bị ảnh hưởng, nguồn thu nhập cũng giảm đi đáng kể 

Sách, tạp chí là những sản phẩm của ngành in
Sách, tạp chí là những sản phẩm của ngành in

In bao bì và nhãn hàng

In bao bì, nhãn hàng là sản phẩm nổi bật của ngành in, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến in hộp giấy, thùng carton, túi giấy, các loại tem nhãn… Cùng với sự phát triển của kinh tế cũng như sản xuất hàng hóa thì mảng in bao bì cũng ngày càng phát triển mạnh. Đây được xem là thị phần lớn của thị phần in ấn tại nước ta. Mỗi năm, lĩnh vực in bao bì, nhãn hàng mang lại một nguồn lợi nhuận lớn cho ngành in. 

In bao bì sản phẩm
In bao bì sản phẩm

Văn hóa phẩm

In ấn văn hóa phẩm bao gồm in bưu thiếp, in tranh ảnh, in decal dán, in bao thư, in name card, in lịch… Hiện nay, thị phần in văn hóa phẩm ngày càng phát triển và đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của ngành in ấn ở Việt Nam. 

In decal ngày càng được ứng dụng phổ biến
In decal ngày càng được ứng dụng phổ biến

In ấn phẩm quảng cáo

In brochure, tờ rơi, decal… là các ấn phẩm quảng cáo đang thịnh hành hiện nay. Đây là loại hình in ấn đang tạo được sự cạnh tranh lớn với in bao bì, nhãn hàng. Mặc dù thời điểm hiện tại đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn đầu tư cho các ấn phẩm quảng cáo. Đây được xem là chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. 

In ấn phẩm quảng cáo
In ấn phẩm quảng cáo

Một số thuật ngữ phổ biến của ngành in ấn

Bên cạnh in ấn là gì thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm về các thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành này. 

  • Bình bản: Thuật ngữ này dùng để chỉ việc sắp xếp các trang in trên một tấm kẽm. 
  • Bình trang: Thuật ngữ này dùng để chỉ 2 hoặc nhiều trang được bố trí vào 1 trang in trong file. 
  • Cán bóng: Cán bóng hay cán mờ là màng nhựa được cán nhiệt dính vào sản phẩm như bưu thiếp, bìa sách… Lớp màng nhựa này có vai trò bảo vệ và tạo ra bề mặt bóng trên thành phẩm. 
  • RGB (Red, Green, Blue): Hệ màu này là ngôn ngữ của màn hình máy tính và vô tuyến do đó không thích hợp để in ấn. RGB dựa trên sự phối màu red, green, bule light để thu được màu trắng nhẹ. 
  • CMYK (Cyan, Magenta, Yellow, Black): Đây là hệ màu dùng trong in ấn, do đó bạn cần lưu ý khi thiết kế xuất file in thì nên để chế độ màu CMYK này. 
  • Coated Paper: Thuật ngữ này dùng để chỉ giấy in có lớp bề mặt bao phủ để tạo cảm giác mềm mịn. 
  • Colour Mode: Đây là chế độ màu sử dụng khi thiết lập file. Thông qua phần mềm, bạn costheer dùng chế độ màu mặc định là CMYK hoặc RGB, tuy nhiên, màu sắc khuyến nghị là CMYK. 
  • Bản bông: Đây là cách gọi ký duyệt màu trên tờ in. 
  • Bế: Đường hằn trên giấy để tạ hình gập thành hộp hoặc để gập được gọi là bế. 
  • Khổ thành phẩm: Là khổ giấy sau khi xén. 
  • PPI: Thuật ngữ này chỉ độ phân giải. Thông thường các file được thiết lập độ phân giải là 300ppi. 
  • Rasterized Fonts: Thuật ngữ này có nghĩa là text chuyển sang hình ảnh. 
  • Ghim lồng: Đây là một cách đóng sách dùng cho tạp chí và sách nhỏ từ 8 đến 72 trang in. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc in ấn là gì cũng như các sản phẩm và một số thuật ngữ trong ngành in. Nếu có nhu cầu in tờ rơi, túi giấy, decal,… đừng quên liên hệ với In Đức Thành theo hotline: 024.6682.6686 để được tư vấn, hỗ trợ. 

Xem mục lục