In DTG là gì? Tìm hiểu quy trình in kỹ thuật số DTG

In DTG hay in kỹ thuật số DTG là phương pháp in ấn phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hiện nay. Hình thức in này được xem là bước đột phá mới trong ngành in ấn và thời trang. Để hiểu rõ hơn về in DTG là gì cũng như ưu – nhược điểm và kỹ thuật in DTG mời bạn cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!

In DTG là gì? Tìm hiểu lịch sử công nghệ in DTG

In DTG (Direct to Garment) là phương pháp in trực tiếp lên vải. Theo đó, hình thức in kỹ thuật số này sử dụng công nghệ in phun và mực gốc chất lượng để hình ảnh được in trực tiếp lên vải. Nhờ sử dụng mực nước nên màu mực bám chặt vào sợi vải, giữ màu sắc tươi sáng, bền lâu. 

Công nghệ in trực tiếp lên vải DTG được biết đến như là công nghệ in may mặc kỹ thuật số – một công nghệ đột phá được giới thiệu vào những năm cuối thập niên 90. Các loại máy in DTG cho phép in các thiết kế hình ảnh trực tiếp lên vải thay vì in lên giấy như trước. In DTG được giới thiệu lần đầu ở Mỹ vào năm 1996 bởi Matthew Rhome với chiếc máy in DTG thương mại đầu tiên. Sau đó đến năm 2005, mực DTG trắng được giới thiệu ra thị trường từ đó giải quyết được vấn đề in DTG không in được trên các loại áo tối màu. 

Để khắc phục các nhược điểm trong ngành in kéo lụa truyền thống, từ giữa những năm 2000 – 2013, một số thương hiệu lớn trên thế giới như: Mimaki, Brother, Polyprint và Kornit đã “trình làng” các dòng máy in DTG khác nhau. Cũng từ đây, xu hướng in kỹ thuật số DTG dần dần lên ngôi và thay thế công nghệ in lụa truyền thống. 

In kỹ thuật số DTG
In kỹ thuật số DTG

In DTG đặc biệt phù hợp cho việc sản xuất các mẫu áo thun cá nhân hóa, quà tặng độc đáo, hoặc các bộ sưu tập thời trang giới hạn. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tái tạo màu sắc chân thực, độ bền cao sau nhiều lần giặt, và thời gian sản xuất nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn cần in số lượng lớn hoặc trên các chất liệu đặc biệt, bạn có thể cân nhắc các phương pháp in khác. Để hiểu rõ hơn về các kỹ thuật in ấn công nghiệp phổ biến, bạn có thể tham khảo thêm về in offset là gì. Việc nắm rõ các phương pháp in ấn khác nhau sẽ giúp bạn lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cho dự án của mình, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tối ưu hóa chi phí.

Ưu – nhược điểm in DTG là gì?

Trước khi lựa chọn phương pháp in kỹ thuật số DTG bạn cần tìm hiểu rõ về những ưu và nhược điểm của phương pháp in ấn này. 

Ưu điểm

  • Máy in uv DTG có thể in trên nhiều loại chất liệu khác nhau như: vải, cao su, thủy tinh, giấy, gốm sứ, nhựa…
  • In chuyển màu với độ chính xác cao, màu sắc và hình ảnh sau in chân thật, sắc nét, từ đó giúp mẫu thiết kế đẹp mắt, sinh động hơn. 
  • Phương thức hoạt động đơn giản, thời gian in nhanh, có thể in lấy ngay mà không phải mất thời gian đợi lâu. 
  • In được nhiều hình ảnh, nhiều kích thước khác nhau, đặc biệt với các máy in vải kỹ thuật số khổ lớn có thể in sản phẩm với mọi kích thước như mong muốn. 
  • An toàn, thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm hay lãng phí nguyên liệu. 
Hình ảnh sau khi in DTG đảm bảo chân thực, sắc nét
Hình ảnh sau khi in DTG đảm bảo chân thực, sắc nét

Nhược điểm

  • Tốn nhiều chi phí để đầu tư máy móc, thiết bị.  Ngoài ra, nếu sử dụng in kỹ thuật số DTG trên một số loại chất liệu khó, đặc thù thì yêu cầu phải có máy móc chuyên biệt, hiện đại. 
  • In DTG yêu cầu loại mực tốt do đó chi phí cao hơn in decal hoặc in lụa truyền thống. 
  • Nếu in ấn thường xuyên với số lượng lớn thì yêu cầu phải bảo trì máy móc hàng ngày để đảm bảo hiệu suất vận hành ổn định. 

In kỹ thuật số DTG sử dụng loại vải nào tốt nhất?

Bên cạnh in DTG là gì thì không ít người vẫn thắc mắc kỹ thuật in này sử dụng chất liệu vải nào là tốt nhất. Mặc dù bạn đã biết in kỹ thuật số DTG có thể ứng dụng trên nhiều loại chất liệu khác nhau. Tuy nhiên để tăng tính thẩm mỹ thì dưới đây là một số chất liệu vải dùng để in DTG tốt nhất mà bạn có thể tham khảo!

Vải cotton

In DTG có thể in phun màu trực tiếp lên bề mặt vải cotton mà không cần chỉnh sửa các thiết kế. Loại vải này cực thích hợp với hình thức in kỹ thuật số DTG, cho tốc độ in ấn nhanh nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng hình ảnh và vải áo. Với vải cotton, hầu hết máy in kỹ thuật số sẽ sử dụng loại mực phản ứng, từ đó giúp hình ảnh in lên áo sắc nét, chân thực, có độ bền cao, không bị phai màu khi giặt. 

Vải cotton là chất liệu vải lý tưởng nhất trong in DTG
Vải cotton là chất liệu vải lý tưởng nhất trong in DTG

Vải lụa

Lụa cũng là một trong những chất liệu vải thích hợp với hình thức in kỹ thuật số DTG. Chất liệu vải này có thể được in bằng mực phản ứng nếu yêu cầu sản phẩm có độ bền cao. Còn nếu ưu tiên về màu sắc của sản phẩm thì có thể in bằng mực axit. 

Vải viscose

Loại vải này được làm từ chất xơ của sợi cellulose tái sinh từ các loại cây như đậu nành, mía, tre… Cấu trúc sợi vải viscose tương tự như cotton và cực kỳ phổ biến trong lĩnh vực thời trang mùa hè. Để đạt được kết quả in tốt nhất khi áp dụng phương pháp in kỹ thuật số DTG trên vải viscose, người ta sẽ sử dụng loại mực phản ứng. 

Quy trình in kỹ thuật số DTG trên vải cotton 

Quy trình in DTG khá đơn giản, được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị hình ảnh in

Ở bước này, người in sẽ dùng phần mềm đồ họa để chỉnh sửa kích thước, màu sắc cũng như độ phân giải của hình ảnh cần in. Để hình ảnh khi in ra có độ sắc nét và chân thực, không bị vỡ hay nhòe bạn nên chọn hình ảnh có độ phân giải cao. Ngoài ra, để phù hợp với máy in DTG, hình ảnh cần thiết kế theo không gian màu RGB. 

Bước 2: Chuẩn bị vải in

Trước khi in, bạn cần căng vải lên bàn để đảm bảo bề mặt vải phẳng, không có các nếp nhăn. Đây là điều vô cùng quan trọng, giúp hình ảnh in ra chính xác, mượt mà. Tốt nhất nên chọn loại áo cotton có chất lượng tốt, độ dày vừa phải, màu sắc của áo không trùng với màu sắc của hình ảnh. 

Quy trình in DTG
Quy trình in DTG

Bước 3: Tiến hành ép nhiệt áo

Dùng máy ép nhiệt để ép áo trên khay in, điều này giúp tạo bề mặt phẳng và khô ráo cho vải. Thời gian ép áo thun khoảng 10 đến 20 giây tùy thuộc vào loại vải cũng như nhiệt độ ép. 

Bước 4: Đặt khay in vào máy in DTG

Đặt khay in vào máy sau đó chọn chế độ in thích hợp với loại vải và màu sắc hình ảnh. Nếu máy in DTG không thể nhận diện vải và tự động điều chỉnh chế độ in thì bạn hãy chọn chế độ in theo hướng dẫn từ nhà sản xuất. 

Bước 5: Tiến hành in ấn

Trong quá trình in, bạn cần chú ý quan sát để đảm bảo không có lỗi xảy ra. Tùy vào kích thước cũng như độ phức tạp của hình ảnh mà thời gian in có thể kéo dài từ vài phút đến vài chục phút. Trong quá trình in, nếu xảy ra lỗi như hết mực, kẹt giấy hay đầu phun bị nghẹt bạn hãy dừng quá trình in ngay để khắc phục. 

Bước 6: Xử lý áo sau khi in

Sau khi kết thúc quá trình in, bạn lấy áo thun ra khỏi khay rồi để mực khô hoàn toàn. Tùy vào điều kiện khí hậu cũng như loại mực mà thời gian phơi khô áo mất từ vài phút đến vài giờ. Nếu muốn làm khô mực nhanh, bạn có thể dùng máy sấy để hỗ trợ. Sau khi mực khô, bạn cùng máy ép nhiệt để ép lại áo trong thời gian khoảng 30 đến 60 giây. Điều này giúp mực bám vào vải tốt hơn, tăng độ bền cho hình ảnh. 

Ứng dụng của in kỹ thuật số DTG

In DTG là gì? Ứng dụng của in kỹ thuật số DTG như thế nào? Hiện nay, phương pháp in ấn này được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. Dưới đây là một số lĩnh vực tiêu biểu sử dụng phương pháp in DTG:

  • Ngành thời trang, may mặc: Ứng dụng phương pháp in kỹ thuật số để in lên vải, quần áo cho hình ảnh sắc nét, chân thực, bền màu, không bị phai màu, bay màu khi giặt. 
  • Ngành in ảnh, quảng cáo: Sử dụng phương pháp in DTG để in tờ rơi, hình nahr, name card, biển quảng cáo, thiệp cưới…
  • Ngoài ra, kỹ thuật in kỹ thuật số còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là các ngành liên quan đến nội thất, trang trí. 
In DTG được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, may mặc
In DTG được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, may mặc

In DTG chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?

Chất lượng của kỹ thuật in DTG sẽ chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: loại vải, chất lượng vải, quy trình xử lý vải, mực in, cơ chế in… Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây!

  • Loại vải & chất lượng vải: Tùy từng thành phần vải, trọng lượng cũng như màu sắc vải mà kết quả in cuối cùng sẽ khác nhau. Riêng với công nghệ in DTG thì vải 100% cotton là sự lựa chọn lý tưởng nhất. Bởi loại vải này có khả năng thấm hút tốt, mực bám đều, hình ảnh in sắc nét, chân thực. 
  • Mực & dung dịch xử lý vải: Các loại mực và dung dịch xử lý vải chất lượng cao thì bản in cuối cùng càng sắc nét, sống động. 
  • Quy trình phủ hóa chất lên vải và sấy: Quy trình phủ chất xử lý lên vải cần phải thực hiện trên bề mặt phẳng, không có nếp nhăn. Đồng thời, lớp phủ vải phải đồng đều thì mới cho bản in chất lượng. 
  • Cơ chế in: Đối với máy in kỹ thuật số DTG, bạn cần tìm hiểu rõ thông số đầu in để đảm bảo chất lượng bản in tốt, màu sắc, độ sắc nét và tính chính xác cao nhất. 
  • Chất lượng file: Chất lượng file in đòi hỏi phải có độ phân giải cao để hình ảnh sau khi in lên bề mặt vải sắc nét, chân thực, không bị vỡ. 
  • Môi trường in: Độ ẩm và nhiệt độ đóng vai trò quan trọng tới chất lượng in. Theo đó, để máy in DTG đạt hiệu suất cao thì nên in trong môi trường có độ ẩm 55% và nhiệt độ phòng dao động từ 10 – 30 độ C. 

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc in DTG là gì cũng như ưu – nhược điểm của hình thức in kỹ thuật số này. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với In Đức Thành để được đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi tư vấn.

Xem mục lục