Quy trình xử lý nước thải mực in hiệu quả hiện nay

Ngày nay, người ta sử dụng các loại máy móc và thiết bị in ấn hiện đại, tân tiến thay thế cho in thủ công. Tuy nhiên, vấn đề nước thải trong ngành mực in vẫn là một mối lo ngại đối với nhiều nhà máy, do chưa có hệ thống xử lý nước thải bài bản, đủ quy mô để xử lý. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải mực in hiệu quả mà không để lại tác động tiêu cực cho môi trường? Mời bạn cùng In Đức Thành tham khảo thông tin dưới đây!

Vì sao cần phải xử lý nước thải mực in?

Các nguyên liệu chính được sử dụng trong công nghệ in đóng vai trò quan trọng như sau:

  • Bột màu: Bột màu chịu trách nhiệm tạo ra màu sắc cho mực in.
  • Nhựa: Nhựa là thành phần quan trọng trong mực in, giúp các thành phần khác trong mực liên kết với nhau và với bề mặt in. Thông thường, loại nhựa được sử dụng là polymer, có khả năng tạo ra lớp mực mỏng và liên kết vững chắc với bề mặt in.
  • Phụ gia: Các phụ gia được sử dụng trong mực in có nhiều chức năng khác nhau. Chúng có thể cải thiện độ bền, độ phủ, độ bám dính và chất lượng màu sắc của các loại mực in.
  • Dung môi: Dung môi cần thiết trong quá trình in, nó giúp điều chỉnh độ nhớt và dòng chảy của mực in. Dung môi giúp mực truyền qua đầu in một cách mượt mà và đồng nhất.
Các nguyên liệu tạo mực in có chứa chất ô nhiễm cao
Các nguyên liệu tạo mực in có chứa chất ô nhiễm cao

Tất cả các nguyên liệu này được kết hợp với nhau để tạo thành mực in hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu về màu sắc, độ bền và chất lượng trên bề mặt in.

Nước thải mực in là kết quả của các quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị, máy móc và tẩy rửa trong ngành in ấn. Mặc dù lượng nước thải từ quá trình in ấn không nhiều, nhưng những nguyên vật liệu này lại được cấu thành từ nhiều thành phần có chứa nồng độ chất ô nhiễm ở mức báo động. Nó dấy lên những khó khăn và lo ngại cho các doanh nghiệp in khi không biết làm thế nào để đưa ra các biện pháp xử lý nước thải mực in hiệu quả mà không tốn kém.

Tìm hiểu về đặc trưng và thành phần nước thải mực in

Các loại ô nhiễm trên đều có tiềm năng gây hại cho môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm được cách xử lý nước thải mực in nhanh chóng nhưng hiệu quả phải cao.

Đặc trưng nước thải mực in

Khi không được xử lý tập trung, nước thải từ ngành công nghệ in có thể gây ra các loại ô nhiễm sau:

  • Gây ô nhiễm hữu cơ: Nước thải in chứa các chất hữu cơ, gây giảm nồng độ oxy hòa tan trong môi trường nước.
  • Độ màu cao: Quá trình quang hợp của các sinh vật như rong, rêu, tảo,… có thể bị ảnh hưởng do độ màu của nước thải làm giảm đi chế độ sâu tăng nước do ánh sáng chiếu xuống.
  • Gây ô nhiễm nitơ và hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) cao: Nước thải in có thể chứa các hợp chất nitơ và có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, gây ô nhiễm trong môi trường nước. Và có thể ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của sinh vật trong hệ sinh thái nước.
  • Ô nhiễm nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt chứa hàm lượng BOD (Demand of Biochemical Oxygen), COD (Demand of Chemical Oxygen), và các chất dinh dưỡng (amoni, photpho) cao.

Các nhà máy in cần tìm được biện pháp xử lý nước thải mực in nhanh chóng và hiệu quả

Thành phần của nước thải mực in

So với QCVN 40:2010/BTNMT, bản thành phần của nước thải mực in gồm các yếu tố sau đây:

Đây là bảng thành phần nước thải mực in
Đây là bảng thành phần nước thải mực in

Quy trình xử lý nước thải mực in

Đâu là một quy trình xử lý nước thải mực in đạt chuẩn mà các nhà máy in nên tham khảo:

Hố thu gom

Hố thu gom được sử dụng để lưu trữ nước thải mực in, bắt đầu từ quá trình sản xuất, rửa thiết bị và máy móc. Để điều chỉnh độ pH trong nước thải, các nhà máy in cần sử dụng hóa chất NaOH/acid.

Những lượng chất thải có kích thước lớn được giữ lại trong hố thu gom nhằm bảo vệ và tránh tắc nghẽn các thiết bị dẫn nước trong các giai đoạn tiếp theo.

Bể keo tụ

Bể keo tụ được sử dụng để xử lý nước thải chứa nhiều chất rắn nhỏ, trôi lơ lửng. Trong bể này, người ta thêm vào hóa chất PAC để kết dính các hạt cặn nhỏ thành những bông cặn lớn hơn dạng huyền phù.

Bể tạo bông

Bằng cách sử dụng bơm định lượng, hóa chất Polyme được thêm vào nước với nồng độ nhất định, giúp kết dính các bông cặn đã hình thành trước đó thành các bông cặn lớn hơn, tăng hiệu quả quá trình lắng cặn.

Tiết lộ sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mực in trong nhà máy
Tiết lộ sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mực in trong nhà máy

Bể lắng 1 hay là bể chứa bùn hóa lý

Nước thải chảy vào bể lắng 1 để bùn tách ra khỏi nước. Bùn này được thu gom và xử lý riêng biệt.

Bể điều hòa

Bể điều hòa có tác dụng điều chỉnh lưu lượng và nồng độ nước thải. Đồng thời làm ổn định dòng chảy cho các giai đoạn xử lý nước thải mực in phía sau, và ngăn chặn tình trạng quá tải.

Bể xử lý hiếu khí

Thông qua hệ thống sục khí trên bề mặt nước ở trong bể này, các vi sinh vật hiếu khí được sinh trưởng và phát triển trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Chúng tiến hành phân hủy chất hữu cơ dạng keo hoặc dạng hòa tan. Các vi sinh vật phát triển thành quần thể bùn hoạt tính, rồi lắng xuống đáy.

Xử lý nước thải mực in đòi hỏi quy trình bài bản và tính toán cẩn thận kỹ lưỡng
Xử lý nước thải mực in đòi hỏi quy trình bài bản và tính toán cẩn thận kỹ lưỡng

Bể lắng 2 hay còn gọi là bể lắng bùn sinh học

Bể lắng 2 được sử dụng để lắng bùn hoạt tính và nước bằng cách dẫn nước thải vào ống trung tâm. Sau đó, nước được đưa trở lại và thu về bể thu gom, còn bùn được đưa đi xử lý.

Bể khử trùng

Trong bể khử trùng, nước thải được xử lý bằng hóa chất khử trùng để tiêu diệt các chất rắn, vi khuẩn, virus còn lại trong nước.

Xử lý nước thải mực in là quá trình đòi hỏi sự đầu tư và tính toán cẩn thận kỹ lưỡng. Hy vọng những thông tin In Đức Thành chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho các nhà máy in, góp phần giảm thải tác động của nước xả thải đến môi trường, giúp bảo vệ môi trường.

Xem mục lục