Tổng hợp các bảng màu in ấn được sử dụng phổ biến nhất 2024

Màu sắc khi in ấn là yếu tố quan trọng nhất giúp gây ấn tượng với người dùng về sản phẩm in ấn của doanh nghiệp hoặc công ty từ cái nhìn đầu tiên. Bởi vậy, việc lựa chọn bảng màu in ấn phù hợp, giúp tái tạo lại hình ảnh nguyên gốc trên bản in chính xác là vấn đề mà các doanh nghiệp, công ty cần hết sức quan tâm.

Khái niệm về màu in ấn và vai trò

Màu in ấn được hiểu là việc tạo màu từ bản gốc lên phần bản sao in đến độ đạt màu giống ngoài thực nhất. 

Khái niệm về màu in ấn và vai trò

Khác với màu tô màu đơn giản, việc tạo màu trong in ấn kì công hơn. Nó sẽ phải thông qua các hệ, bảng màu được phát triển để có nhiều màu hơn. Từ đó, phục vụ việc in ấn màu sắc lên ấn phẩm từ các thiết bị in thuận lợi nhất.

Vai trò của màu in ấn là cực kì quan trọng bởi vì chúng có các chức năng:

  • Truyền tải hình ảnh: Làm hình ảnh chân thật hơn trong mắt người xem và mã hóa các thông tin liên quan một cách nhanh và dễ hiểu nhất. 
  • Nâng cao tính thẩm mỹ: Màu mực in sẽ làm bề ngoài của sản phẩm in trở nên đẹp, mang tính thẩm mỹ tốt hơn. Nhờ vậy sẽ gây ấn tượng mạng cho người nhìn..
  • Tạo cảm xúc: Màu in còn mang tác dụng tạo sự thích thú, vui vẻ cho người nhìn khi kết hợp màu sắc một cách khéo léo, hài hòa nhất.
  • Giúp phân biệt nội dung dễ dàng: Màu sắc khi in ấn cũng là cách giúp phân biệt các trang nội dung trong ấn phẩm một cách đơn giản, dễ dàng nhất và mang tính khoa học cao. 

Màu in ấn được phân chia làm mấy hệ?

Màu in ấn nói chung được chia làm 2 hệ: hệ màu cộng và trừ. Trong đó:

Với hệ màu cộng

Hệ bao gồm ba màu cơ bản là: Xanh, đỏ, xanh dương. Nếu đem trộn ba màu trên với nhau sẽ được màu đen mới.

Với hệ màu cộng

Hệ màu cộng thường ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như truyền hình, in ấn, máy chiếu,….

Với hệ màu trừ

Hệ màu trừ bao gồm trong đó các game màu chính như: xanh lơ, đỏ tươi và vàng (CMY). Khi trộn chung ba màu này với nhau đúng tỷ lệ sẽ thu được màu đen. 

Hệ màu trừ hay được sử dụng trong sơn, nhuộm vải hay in ấn với các thế hệ máy đầu bảng như: In phun, In laser, photocopy…

Tổng hợp các bảng màu in ấn phổ biến nhất hiện nay

Có khá nhiều bảng màu in ấn phổ biến được sử dụng hiện nay. Tuy nhiên 5 bảng màu phổ biến nhất sẽ gồm:

Bảng màu in ấn RGB

RGB là bảng màu được tạo ra bằng cách thêm các thành phần ánh sáng màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam với nhau. Bảng màu RGB được sử dụng trong màn hình máy tính, tivi, máy ảnh kỹ thuật số và các thiết bị điện tử khác.

Bảng màu RGB có thể tạo ra tới 16.777.216 màu sắc khác nhau tùy thuộc vào lượng màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam được sử dụng. 

Bảng màu in ấn hệ CMYK

CMYK là tên viết tắt của Cyan (xanh lơ), Magenta (đỏ tươi), Yellow (vàng) và Key (màu đen). Bảng màu của nó được sử dụng trong máy in, máy photocopy và một số thiết bị in ấn khác.

Bảng màu in ấn hệ CMYK

Bảng màu CMYK có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào lượng màu xanh lơ, đỏ tươi, vàng và đen được sử dụng. Tổng cộng bảng màu CMYK có thể tạo ra hàng triệu màu sắc khác nhau.

Bảng màu Lab

Được biết tới là bảng màu theo cảm giác chủ quan của con người. Về cơ bản thì nó không phải là bảng màu in ấn thực sự. Song, nó lại hay ứng dụng dùng cho xử lý hình ảnh, chỉnh sửa ảnh khá nhiều.

Bảng màu chuyển đổi của RGB và CMYK

Bảng màu chuyển đổi RGB và CMYK được sử dụng để chuyển đổi màu sắc giữa hai nhóm  màu này. Với kiểu màu này, nó cho phép các nhà thiết kế và nghệ sĩ chuyển đổi màu sắc giữa các thiết bị in ấn khác nhau, chẳng hạn như máy tính và máy in.

Bảng màu in ấn PMS

Bảng màu PMS là bảng màu được phát triển bởi Pantone LLC, nó bao gồm hơn 1.800 màu sắc khác nhau.

Bảng màu PMS được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực in ấn, bao bì và dệt may. Nó cho phép các nhà thiết kế và nghệ sĩ tạo ra các màu sắc chính xác và nhất quán trên các chất liệu khác nhau. 

Do đó, bảng màu in PMS thường được dùng khi in tem mác, tem nhãn sản phẩm hay bao bì để quảng cáo sản phẩm của nhãn hàng đến với người tiêu dùng.

Bảng màu in ấn PMS

 

Màu sắc là yếu tố rất quan trọng trong in ấn, đóng vai trò truyền tải thông điệp, hình ảnh, tạo cảm xúc cũng như thu hút người đọc. Do đó, lựa chọn bảng màu in ấn là điều không thể thiếu để có được một trang ấn phẩm hay, đẹp và xuất sắc nhất.

Trần Thị Trang
Phạm Huyền Trang
Chu Thị Hương
Xem mục lục