Cán màng là gì? Vai trò, phân loại kỹ thuật cán màng

Đối với những người hoạt động trong lĩnh vực in ấn, cán màng là thuật ngữ không còn quá xa lạ. Kỹ thuật này giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Để hiểu rõ hơn cán màng là gì cũng như các kỹ thuật cán màng phổ biến hiện nay mời các bạn cùng tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây!

Cán màng là gì? Vai trò của kỹ thuật cán màng

Trong in ấn, cán màng là kỹ thuật phủ lớp màng cực mỏng lên bề mặt sản phẩm sau khi in. Nhờ đó mà bản in thành phẩm có độ bền cao, tránh hiện tượng bị ẩm mốc hoặc ố vàng, đồng thời tăng tính thẩm mỹ của sản phẩm. 

Hiện nay, kỹ thuật gia công cán màng được ứng dụng cho nhiều sản phẩm in ấn như: bao bì, danh thiếp, bìa sách, tờ rơi… nhờ mang đến những ưu điểm vượt trội như:

  • Tăng độ dày cho tác phẩm in, giúp ấn phẩm có độ cứng cáp, chống thấm, tăng độ bền màu. 
  • Bảo vệ bề mặt của sản phẩm, hạn chế tình trạng trầy xước. 
  • Tăng độ bền cho sản phẩm, hạn chế tình trạng bị ẩm mốc, ô vàng do sự tác động của môi trường, không khí. 
  • Hạn chế bụi bẩn, giúp quá trình vệ sinh sản phẩm dễ dàng, có thể lau sạch bằng khăn ướt. 
  • Tăng tính thẩm mỹ, độ sáng bóng cho sản phẩm sau khi in. 
Cán màng là gì? Vai trò của kỹ thuật cán màng
Cán màng là kỹ thuật phủ lớp màng cực mỏng lên bề mặt sản phẩm sau khi in

Phân loại kỹ thuật cán màng

Hiện nay, kỹ thuật gia công cán màng gồm 2 loại là cán màng bóng và cán màng mờ. Mỗi kỹ thuật cán màng đều có những ưu – nhược điểm riêng, tùy theo mục đích cũng như nhu cầu mà khách hàng có thể lựa chọn sao cho phù hợp. 

Kỹ thuật cán màng bóng 

Cán màng bóng là kỹ thuật cán màng mà sản phẩm sau khi in sẽ được phủ lên một lớp màng BOPP – loại màng nhựa làm từ hạt nhựa PP. Lớp màng này được làm từ hạt nhựa mỏng và phẳng do đó sau khi cán lên, bề mặt sản phẩm vẫn giữ nguyên được hình dáng cũng như màu sắc. 

Ưu điểm của kỹ thuật cán màng bóng là bề mặt sản phẩm sáng, bóng mịn, có tính thẩm mỹ cao. Lớp màng này đảm nhận vai trò bảo vệ lớp ngoài của sản phẩm, hạn chế tình trạng ẩm mốc do ảnh hưởng của môi trường, nhiệt độ. Cán màng bóng được ứng dụng trong sản xuất hộp giấy, decal, hộp đựng sản phẩm… 

kỹ thuật cán mảng bóng
Cán màng bóng giúp bề mặt sản phẩm luôn sáng bóng

Kỹ thuật cán màng mờ

Cán màng mờ là kỹ thuật sử dụng loại màng trong suốt, có độ mịn, mờ và không bắt sáng để phủ lên bề mặt sản phẩm sau khi in ấn. Ưu điểm của kỹ thuật cán màng này là mang đến vẻ đẹp sang trọng, lịch sự và giúp tăng độ bền cho ấn phẩm. 

Sản phẩm được cán màng mờ không phản chiếu ánh sáng, giữ lớp mực in bền đẹp, không bị bay màu, ố vàng. Sản phẩm được cán màng mờ còn góp phần thể hiện sự đẳng cấp của doanh nghiệp. Hiện nay, kỹ thuật cán màng này được ứng dụng trong in ấn danh thiếp, bìa sách, catalog…

cán mảng mở
Cán màng mờ sử dụng loại màng trong suốt, có độ mịn, mờ

Kỹ thuật cán màng được thực hiện như thế nào?

Cán màng là gì? Cách thực hiện kỹ thuật cán màng như thế nào? Theo đó, kỹ thuật cán màng sử dụng máy cán màng cùng nguyên liệu là cuộn màng bằng chất liệu nhựa trong suốt đã được chuẩn bị sẵn. Cách thực hiện theo trình tự dưới đây:

  • Cuộn màng được trải ra sau đó tráng một lớp keo dính. 
  • Sản phẩm cần tráng màng được đưa vào hệ thống trục lăn ép màng trên bề mặt. 
  • Một trục khác trong máy cán màng sẽ cuộn và thu hồi giấy đã được cán màng, cuộn lại thành cuộn tròn. 
  • Khi lớp keo dính khô lại, đơn vị in ấn sẽ trải từng ấn phẩm ra bằng tay. 
  • Nếu có các phần màng cán dư thì đơn vị in ấn sẽ cắt gọt. 
Kỹ thuật cán màng được thực hiện như thế nào?
Quy trình cán màng được thực hiện qua nhiều bước

Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật cán màng

Bên cạnh việc tìm hiểu cán màng là gì cũng như vai trò của cán màng trong in ấn, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau để quá trình cán màng mang lại hiệu quả tối đa:

  • Chọn kỹ thuật cán màng phù hợp: Cán màng mờ có thể khiến màu sắc của sản phẩm không sắc nét bằng, tuy nhiên kỹ thuật này mang đến sự đẳng cấp, sang trọng. Do đó, để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính nhận diện thương hiệu trước khi in ấn bạn hãy liên hệ với đơn vị gia công trao đổi và lựa chọn kỹ thuật cán màng phù hợp. 
  • Lựa chọn cán màng một mặt hay hai mặt: Để tiết kiệm chi phí, nhiều doanh nghiệp thường lựa chọn cán màng một mặt. Tuy nhiên, cán màng một mặt sẽ tồn tại những nhược điểm như: mặt còn lại dễ bị ố vàng, ẩm ươt, tạo nếp nhăn…
  • Chọn chất lượng giấy trước khi cán màng: Để sản phẩm sau khi cán màng đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ, giấy càn màng cần phải đạt định lượng từ 170 gsm trở lên. Tránh sử dụng giấy quá mỏng sẽ khiến ấn phẩm sau khi cán màng dễ bị nhăn, không đảm bảo tính thẩm mỹ. 
  • Chọn đơn vị thực hiện kỹ thuật cán màng uy tín: Để sản phẩm sau khi cán màng đảm bảo độ bền, đẹp thì bạn cần lựa chọn đơn vị thực hiện uy tín, chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân viên in ấn phải có kinh nghiệm, chuyên môn, thực hiện quy trình bài bản, đảm bảo thành phẩm có lớp cán đồng đều, không nhăn nhúm, không nhòe màu. 
Chọn đơn vị thực hiện kỹ thuật cán màng uy tín
Lựa chọn kỹ thuật cán màng phù hợp

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cán màng là gì cũng như các kỹ thuật cán màng phổ biến hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu cán màng sau khi in có thể liên hệ với In Đức Thành để được hỗ trợ. Chúng tôi là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, đảm bảo thực hiện kỹ thuật cán màng chất lượng, có tính thẩm mỹ cao.

Trần Thị Trang
Phạm Huyền Trang
Chu Thị Hương
Xem mục lục