Cách làm hộp quà âm dương là một trong những ý tưởng thủ công sáng tạo, mang đến món quà vừa đẹp mắt vừa đầy ý nghĩa. Với thiết kế độc đáo, hộp quà âm dương không chỉ thể hiện sự tinh tế mà còn giúp người tặng gửi gắm tình cảm một cách chân thành qua từng chi tiết nhỏ. Cùng In Đức Thành tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Hộp quà âm dương là gì? Ý nghĩa?
Hộp quà âm dương là loại hộp có cấu tạo gồm hai phần tách rời: phần nắp (gọi là phần dương) và phần đáy (gọi là phần âm). Phần nắp thường lớn hơn một chút để bao phủ toàn bộ hoặc một phần phần đáy, giúp bảo vệ và cố định sản phẩm bên trong. Hộp được làm từ giấy carton cứng, giấy mỹ thuật hoặc các vật liệu cao cấp khác, đảm bảo độ bền, chắc chắn và tính thẩm mỹ cao.
- Phần dương: Là nắp hộp, nằm phía trên, có nhiệm vụ che phủ, bảo vệ phần đáy.
- Phần âm: Là đáy hộp, dùng để đặt sản phẩm hoặc quà tặng bên trong.

Nhờ cấu tạo đặc biệt này, hộp quà âm dương dễ dàng đóng mở, giúp người nhận có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn món quà ngay khi mở hộp. Hộp quà âm dương không chỉ đơn thuần là vật dụng đóng gói mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc:
- Biểu tượng cân bằng và hài hòa: Lấy cảm hứng từ triết lý âm dương trong văn hóa phương Đông, hộp đại diện cho sự cân bằng, hòa hợp giữa hai mặt đối lập nhưng bổ trợ cho nhau. Điều này gửi gắm lời chúc về sự viên mãn, may mắn và thành công đến người nhận.
- Thể hiện sự chỉn chu, trân trọng: Việc chọn hộp quà âm dương cho thấy sự đầu tư, chăm chút vào món quà, thể hiện tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đến người nhận.
- Mang lại may mắn, tài lộc: Theo quan niệm phong thủy, hộp quà âm dương với màu sắc, họa tiết hài hòa có thể thu hút năng lượng tích cực, mang lại may mắn cho người nhận.
- Tăng giá trị và tính thẩm mỹ cho món quà: Thiết kế sang trọng, chắc chắn giúp món quà bên trong trở nên nổi bật, nâng tầm giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hộp quà âm dương được sử dụng rộng rãi trong các dịp như sinh nhật, lễ tết, sự kiện doanh nghiệp, quà cưới, quà tặng cao cấp… Nhờ tính đa dụng, hộp phù hợp với nhiều loại sản phẩm từ mỹ phẩm, trang sức, đồng hồ đến thực phẩm, đồ lưu niệm.
Chuẩn bị nguyên liệu làm hộp quà âm dương
Để tự tay làm hộp quà âm dương đẹp, chắc chắn và sang trọng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ sau đây:
- Giấy bìa cứng hoặc carton tạo khung hộp, đảm bảo độ bền và khả năng bảo vệ sản phẩm bên trong.
- Giấy mỹ thuật, giấy Couche, giấy Ivory, giấy Kraft… dùng để bồi mặt ngoài hộp, giúp hộp quà thêm sang trọng, bắt mắt.
- Kéo, dao rọc giấy
- Thước kẻ, bút chì
- Keo sữa, keo nến hoặc băng keo hai mặt
- Súng bắn keo, cọ keo
- Băng keo giấy, băng dính
- Vật liệu trang trí: giấy màu, giấy gói quà, ruy băng, nơ, sticker, hoa khô…
Hướng dẫn các bước làm hộp quà âm dương
Để tự tay tạo nên một chiếc hộp quà âm dương sang trọng, chắc chắn và đẹp mắt, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và làm theo các bước dưới đây:
Bước 1: Vẽ các hình chữ nhật rời lên giấy bìa carton
Sử dụng bút chì vẽ lên giấy bìa carton đã chuẩn bị một hình chữ nhật với kích thước 34x20cm. Nếu chiều cao hộp là 5 thì bạn hãy vẽ 2 hình chữ nhật kích thước 20x5cm để làm 2 phần bên hông.
Tiếp đến vẽ 2 hình chữ nhật kích thước 34x5cm để ráp vào chiều dài của hộp. Với phần nắp hộp, bạn vẽ hai hình chữ nhật có kích thước 34,5x20cm. Sau đó vẽ thêm 2 hình chữ nhật kích thước 20,5x3cm và 34,5x3cm để làm các cạnh bên hông nắp hộp.

Bước 2: Cắt rời các hình chữ nhật đã vẽ
Dùng kéo hoặc dao rọc giấy cắt rời các hình chữ nhật vừa vẽ. Tốt nhất, bạn ên đặt giấy bìa lên miếng lót rồi dùng cây thước nhôm đặt ở đường vẽ và dùng dao rọc giấy rọc từ từ.

Bước 3: Dán các cạnh của hộp quà
Tiếp đến, bạn dãn các phần vừa cắt lại với nhau, lưu ý mặt màu nâu ra ngoài và mặt trắng vào bên trong. Sau đó dùng keo để dán các cạnh xung quanh hộp với nhau sao cho chắc chắn.
Bước 4: Bồi giấy
Sau khi các cạnh đã được dán cố định, bạn cùng cuộn băng keo giấy dán định hình các cạnh của hộp vừa làm. Lưu ý, hộp quà âm dương có đẹp và chắc chắn hay không là phần nắp phải đậy lại được khít với phần đáy hộp.
Tiếp đến bạn cắt tờ giấy 34x48m để quấn nắp hộp. Sau đó, đặt hộp ở giữa tờ giấy, từ góc hộp ở phía chiều dài bạn sẽ đường dài 7cm. Với góc hộp ở chiều rộng, bạn vẽ đường dài 6cm vuông góc dưới cạnh giấy, chừa ra 1cm. Sau đó cắt phần giấy này ra và thực hiện tương tự với 4 góc còn lại. Tiếp đến dùng tay gấp các đoạn giấy đã chừa 1cm ra vào trong để tạo nếp gấp. Làm tương tự với phần nắp là hoàn thành.
Bước 5: Trang trí hộp quà âm dương
Để hộp quà âm dương đẹp, ấn tượng hơn bạn đừng quên trang trí, thiết kế hộp quà tặng theo sở thích. Bạn có thể dán nơ, ruy băng, hoa khô, sticker hoặc decal lên nắp hộp. Ngoài ra, có thể in logo hoặc họa tiết lên hộp quà để tăng tính cá nhân hóa.

Mẹo trang trí giúp hộp quà âm dương ấn tượng, độc đáo hơn
- Sử dụng ruy băng, dây thừng hoặc dây lụa bản nhỏ: Thắt nơ bằng ruy băng ở trung tâm hộp giúp tạo điểm nhấn nhẹ nhàng và sang trọng. Với phong cách vintage hoặc rustic, bạn có thể thay bằng dây thừng nhỏ màu nâu tự nhiên.
- Gắn sticker hoặc tem niêm phong cá nhân: Bạn có thể tạo dấu ấn riêng bằng cách dùng tem giấy kraft in tên người nhận, thông điệp ngắn hoặc logo cá nhân dán lên nắp hộp. Điều này làm hộp trở nên tinh tế và mang tính cá nhân hóa cao.
- Thêm thiệp nhỏ hoặc lời nhắn viết tay: Gắn tấm thiệp nhỏ bên ngoài bằng dây hoặc đặt bên trong nắp hộp để thể hiện tình cảm với người nhận.
- Tạo hiệu ứng nổi bằng lớp giấy lót hoặc hoa khô bên trong: Lót giấy nhún, giấy kraft cắt tua hoặc vài nhánh hoa khô, lá khô, hoa baby không chỉ giúp cố định quà mà còn nâng cao thẩm mỹ khi mở hộp.
Hy vọng với hướng dẫn cách làm hộp quà âm dương chi tiết từng bước trong bài sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện. Tự tay làm hộp quà là cách tuyệt vời để gửi gắm tình cảm, tạo dấu ấn riêng. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian hoặc cần một giải pháp chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, việc in hộp cứng số lượng nhiều sẽ là lựa chọn tối ưu giúp mang đến niềm vui trọn vẹn cho người nhận.
Bài viết liên quan
Kỹ thuật ép nhũ là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng chi tiết
Kỹ thuật ép nhũ là phương pháp gia công sau in, dùng nhiệt và áp lực để chuyển lớp nhũ ánh kim lên bề mặt sản phẩm nhằm tạo sự lấp lánh, sang trọng. Nhờ hiệu ứng bắt mắt, ép nhũ thường được ứng dụng để làm nổi bật logo, tiêu đề hay chi tiết…
Dập nổi là gì? Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật dập nổi và các lưu ý
Dập nổi là một kỹ thuật gia công sau in giúp tạo ra các chi tiết nổi lên trên bề mặt vật liệu như giấy, bìa carton hoặc nhựa nhằm tăng tính thẩm mỹ và tạo điểm nhấn cho sản phẩm. hờ hiệu ứng sang trọng và chuyên nghiệp, dập nổi thường được ứng dụng…
Máy bế giấy là gì? Tìm hiểu chi tiết từ A-Z về máy bế giấy
Trong ngành in ấn và bao bì, máy bế giấy là thiết bị không thể thiếu giúp tạo hình, cắt, xẻ các sản phẩm từ giấy, carton một cách nhanh chóng và chính xác. Vậy máy bế giấy là gì? Có những loại máy bế giấy nào phổ biến, ứng dụng ra sao và chọn…
Giấy Ford là gì? Ưu – Nhược điểm & ứng dụng trong in ấn
Giấy Ford là loại giấy phổ biến trong in ấn và văn phòng nhờ đặc tính không tráng phủ, bề mặt mịn và dễ bám mực. Với định lượng đa dạng như 70gsm, 80gsm, giấy Ford được sử dụng rộng rãi cho in tài liệu, sổ tay, hợp đồng… Để hiểu rõ hơn về giấy…
Giấy Duplex là gì? Phân loại, định lượng & ứng dụng
Bạn đã từng nghe đến giấy Duplex nhưng chưa thật sự hiểu rõ “giấy Duplex là gì”? Đây là loại giấy được ưa chuộng trong in ấn bao bì nhờ sở hữu cấu trúc đặc biệt hai mặt cùng nhiều ưu điểm vượt trội. Hãy cùng khám phá chi tiết về định nghĩa, đặc điểm…
In lụa là gì? Nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm & quy trình in
In lụa là một trong những kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp in này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: thời trang, quảng cáo, sản xuất hàng tiêu dùng… Bài viết dưới đây của In Đức Thành sẽ giúp bạn hiểu rõ in lụa là gì, ưu…