Máy in offset: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & phân loại

Máy in offset là loại máy in ứng dụng công nghệ hiện đại cho chất lượng bản in tốt nhất, hình ảnh sắc nét, chân thật. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động cũng như phân loại dòng máy in này mời bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Máy in offset là gì? Ưu điểm của in offset

Máy in uv offset là dòng máy in sử dụng công nghệ in gián tiếp. Theo đó, hình ảnh dính mực in sẽ được ép lên các tấm cao su hay còn được gọi là tấm offset, sau đó ép từ miếng cao su lên giấy.  Hình thức in này giúp chất lượng hình ảnh tốt, không bị nhòe do giấy in không bị thấm nước. Hiện nay kỹ thuật in ấn này được ưa chuộng rộng rãi nhờ những ưu điểm nổi bật sau:

  • Công nghệ in offset có thể thực hiện trên nhiều chất liệu khác như như: kim loại, gỗ, vải…
  • Chất lượng chữ và hình ảnh đẹp, màu sắc chân thực, sắc nét nhờ có miếng cao su ép mực trực tiếp lên giấy in. 
  • Bản in được chế tạo dễ dàng và tuổi thọ lâu hơn các phương pháp in thông thường. 
Máy in offset là dòng máy in sử dụng công nghệ in gián tiếp
Máy in offset là dòng máy in sử dụng công nghệ in gián tiếp

Lịch sử máy in offset

Máy in sử dụng kỹ thuật in offset và thạch bản xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1875 ở Anh và được thiết kế để in lên kim loại. Vào thời điểm này, trống offset được làm bằng giấy carton để truyền hình ảnh cần in từ bản in thạch bản sang bề mặt kim loại. Sau đó khoảng 5 năm, cao su đã được thay thế cho giấy carton. 

Năm 1903, Ira Washington Rubel là người đầu tiên áp dụng kỹ thuật in offset lên giấy. Ông tình cờ nhận ra rằng, khi mỗi tờ giấy không được đưa vào máy in thạch bản đúng nhịp thì bản in thạch bản in lên trống in được bọc bằng cao su và tờ giấy tiếp theo cho vào máy sẽ bị dính 2 hình ảnh: bản in do dính từ trống in ở mặt dưới và bản in thạch bản ở mặt trên. 

Ngoài ra, ông cũng thấy rằng, hình ảnh in từ trống in cao su chân thực, sắc nét hơn. Từ đó, ông quyết định in thông qua các tấm bằng cao su. Ngoài ra, hai anh em Albert Harriss và Charless Harriss cũng đã nhận ra điều tương tự và đã cho chế tạo ra máy in offset. Trong những năm 1950, in offset là kỹ thuật in phổ biến cho in ấn tượng mại và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Cấu tạo của máy in offset

Các bộ phận chính của máy in offset bao gồm:

  • Ống cao su: Đây là trục ống dài có các tấm cao su offset. Cấu tạo của tấm cao su này gồm lớp vải bọc và tấm đệm cao su để truyền hình ảnh, phần tử in từ khuôn in lên bề mặt giấy in. 
  • Trục ống bản hay còn gọi là bản kẽm: Đây là ống trục dài được làm bằng kim loại, trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in sẽ bắt nước. 
  • Ống ép: Đây là trục song song và tiếp xúc với ống cao su. Ống ép được thiết kế tạo thành mặt ép, khi ống ép và ống cao su quay, bề mặt tấm cao su sẽ ép lên bề mặt giấy từ đó giúp chuyển mực in từ tấm cao su lên giấy in. 
  • Hệ thống cấp mực: Bao gồm nhiều ống với nhiệm vụ cấp mực in cho ống bản kẽm. 
  • Hệ thống cấp ẩm: Được thiết kế gồm các lô có vai trò làm ẩm cho quá trình in. Hệ thống cấp ẩm cung cấp các chất phụ gia như: axit, cồn isopropyl, Arabic cùng các tác nhân làm ẩm khác. 

Ngoài ra, cấu tạo của máy in offset còn có một số bộ phận khác như:

  • Bộ phận trung chuyển: Đảm nhận vai trò vận chuyển giấy qua các trục cao su để nhận phần tử in nhờ hệ thống kẹp giấy và các trục. 
  • Bộ phận nạp giấy: Đảm nhận vai trò hút giấy và các vật liệu in khác từ kệ, bàn cung cấp giấy ở đầu vào. 
  • Bộ phận ra giấy: Gồm các thanh và khay đảm nhận vai trò nhận và gỗ giấy ra đều thành cây giấy trên bàn ra giấy. 
  • Hệ thống phun bột: Có vai trò làm khô giấy in để tờ in không bị lem mực. 
Máy in offset được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau
Máy in offset được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác nhau

Nguyên lý hoạt động của máy in offset

In offset là công nghệ in gián tiếp giúp tránh để nước dính trên giấy theo mực in. Trong quá trình in ấn, các hình trụ được phủ tấm cao su sẽ được đặt vào giấy giấy và tấm in. Từ đó, miếng cao su sẽ áp mực in đều lên bề mặt cần in và mực được chuyển gián tiếp trên tờ in, đảm bảo bản in đều màu, hình ảnh chân thực, sắc nét. Chất lượng in tương tự sẽ được tạo ra trong các lần in tiếp. 

Trong quy trình in offset, các tấm in đảm nhận nhiệm vụ tạo mực cho mỗi loại mực in. Bao gồm 4 tấm màu CMYK: Cyan (xanh), Magenta (hồng), Yellow (vàng), Black (đen). Máy in offset vận dụng tiếp xúc giữa các bề mặt với 4 màu cơ bản từ đó phối ra các màu sắc khác nhau. Trong quá trình in ấn, máy in offset được chếp chèn với nhau. Các khu vực in được làm ẩm bằng nước. Trên tấm được in, con lăn chạy dọc về phía trước trên tấm cao su đã được gắn trên xi lanh. Sau đó hình ảnh được máy in lăn lại một lần nữa rồi đi quay giữa xi lanh in và xi lanh tấm cao su để hoàn thiện bản in. 

Nguyên lý vận hành của máy in offset
Nguyên lý vận hành của máy in offset

Một số loại máy in offset thông dụng nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường phổ biến nhất là máy in offset 2 màu và 4 màu. Ngoài ra, trong một số trường hợp sẽ sử dụng thêm máy in offset nhiều hơn 4 màu. 

Máy in offset 2 màu

Máy in offset 2 màu là dòng máy in chỉ có 2 màu cơ bản. Đối với các thiết kế màu sắc bao bì như hiện nay thì dòng máy in này không được sử dụng nhiều vì hạn chế về chất lượng in ấn. Máy chỉ có 2 màu sắc cơ bản do đó sẽ gặp khó khăn trong việc phối màu. 

Ngoài ra, trong quá trình in, bản in cần trải qua 2 lần in ấn nhưng sản phẩm chỉ có 2 màu đơn điệu. Hiện nay dòng máy in offset 2 màu này thích hợp với các ấn phẩm chữ đen, giấy in… Ưu điểm công nghệ in offset 2 màu là chi phí rẻ, rất phù hợp cho các ấn phẩm đơn giản như in tiêu đề thư, danh thiếp. Nếu bạn đang cần in tiêu đề với số lượng lớn, hãy liên hệ với chúng tôi để được báo giá in tiêu đề thư ưu đãi.

Máy in offset 2 màu
Máy in offset 2 màu

Máy in offset 4 màu

Đây là dòng máy in được ứng dụng phổ biến nhất trong công nghệ in offset. Máy in offset 4 màu có thể chia thành hai loại chính: máy in offset mini 4 màu, phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và máy in 4 màu công nghiệp, dành cho các đơn hàng số lượng lớn. Cả hai loại máy đều sử dụng hệ màu CMYK và có ưu điểm là giá thành bản in rẻ, đa dạng màu sắc, tiết kiệm chi phí vận hành.

Máy in offset 4 màu
Máy in offset 4 màu

Máy in offset nhiều hơn 4 màu

Nhằm đáp ứng yêu cầu về sự đa dạng màu sắc của khách hàng, các dòng máy in offset 5 màu, 6 màu đã được ra đời. Loại máy in này có một điểm khác biệt với máy in offset 4 màu là có thêm hộp pha màu, do đó chúng có thể phối trộn nhiều màu sắc khác nhau để tạo thành các màu mới. 

Máy in offset 5 màu
Máy in offset 5 màu

Ứng dụng của máy in offset

Công nghệ in offset mang đến nhiều ưu điểm vượt trội, khắc phục được những khuyết điểm mà các công nghệ in ấn khác không làm được. Do đó máy in offset ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Có thể kể đến như:

  • In ấn các tác phẩm báo chí cho hình ảnh sinh động, sắc nét, dễ đọc. 
  • In ấn sách. 
  • In các ấn phẩm trong ngành công nghệ tiếp thị và quảng cáo như: tài liệu, tờ rơi, poster…
  • In lịch, in tạp chí, profile… Bên cạnh đó, công nghệ in này còn có khả năng in được trên nhiều chất liệu bề mặt khác như: nhựa, gỗ, sứ, vải…
In offset được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
In offset được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực

Kinh nghiệm lựa chọn máy in offset phù hợp

Dựa vào nhu cầu sử dụng 

Dòng máy in này thích hợp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực in ấn. Máy in offset phục vụ in ấn số lượng lớn tại các doanh nghiệp sản xuất bao bì sản phẩm, tạp chí voucher, sách… Tùy thuộc vào số lượng sản phẩm, quy mô doanh nghiệp mà bạn có thể lựa chọn dòng máy in offset thích hợp nhất. 

Liên hệ với In Đức Thành để được tư vấn và báo giá in poster chi tiết.

Khả năng kết nối của máy in

Quy trình vận hành máy in offset khá phức tạp, cần nhiều thời gian để chuẩn bị bởi máy vận hành theo hệ thống lớn, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận. Do đó yêu cầu đội ngũ nhân viên phải hiểu rõ về cơ chế vận hành và hoạt động của thiết bị. Do đó, trước khi đầu tư máy in offset, doanh nghiệp cần chi ra một khoản để thuê và huấn luyện nhân viên để quá trình vận hành máy sau này thuận lợi và đảm bảo chất lượng bản in tốt nhất. 

Dựa vào chức năng

Mỗi dòng máy in offset thích hợp với mục đích sản xuất khác nhau. Cụ thể:

  • Máy in offset tờ rơi: Dòng máy in này sử dụng giấy được cắt thành các tờ rơi giống nhau. Máy có nhiều khổ in khác nhau, tốc độ in của máy dao động từ 5.000 – 20.0000 tờ/giờ. Với máy in offset hiện đại, In Đức Thành có thể cung cấp dịch vụ in tờ rơi giá rẻ tại Hà Nội, đáp ứng mọi yêu cầu về số lượng và chất lượng.
  • Máy in card visit offset: Hiện nay có hai loại là máy in offset 2 màu và 4 màu. Nếu card visit chỉ có màu đen – trắng thì bạn nên đầu tư máy in offset 2 màu để tiết kiệm chi phí. Còn nếu card visit yêu cầu đa dạng màu sắc hơn thì bạn có thể lựa chọn máy in offset 4 màu. 
  • Máy in offset cuộn: Dòng máy in này sử dụng giấy in dạng cuộn băng dài và dùng để in 10.0000 bản sao trở lên. Máy in offset cuộn thích hợp để in sách, tạo chí, cuộn decal, tem nhãn với số lượng lớn.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về máy in offset cũng như công nghệ in offset hiện nay. Nếu có nhu cầu in ấn tem nhãn, bao bì sản phẩm… quý khách có thể liên hệ với In Đức Thành. Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, sở hữu đội ngũ nhân viên có chuyên môn, chúng tôi cam kết mang đến các bản in sắc nét chân thực với các công nghệ in hàng đầu hiện nay.

Xem mục lục